Mục lục
- 1 Các vụ cháy nhà dây chuyền trong khu dân cư
- 2 1 – Thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn PCCC đối với nhà ở
- 3 2 – Kết nối mạng truyền tin báo cháy trong khu dân cư và chợ dân sinh
- 4 03 – Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy
- 5 Nếu để xảy ra cháy tại nhà của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
- 6 Nội dung quyết định của UBND các tỉnh/thành phố
- 7 Những phương tiện PCCC cần trang bị trong nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh
- 8 Những bài viết liên quan cùng chủ đề
Các vụ cháy nhà dây chuyền trong khu dân cư
Khoảng 18h ngày 17/9/2018, một đám cháy lớn xảy ra tại khu vực đường Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, Ba Đình – Hà Nội. Sau 10 phút bốc cháy, lửa đã lan mạnh sang 9 căn nhà liền kề. Phần lớn cửa hàng bị cháy kinh doanh chăn ga, gối đệm và đồ gỗ nên ngọn lửa đã cháy lan rất nhanh. Do một số nhà dân thiết kế chuồng cọp với mái tôn che kín mặt trước nên lực lượng chữa cháy vô cùng khó khăn tiếp cận hiện trường. Đám cháy lan ra và hủy hoại 19 căn nhà, ảnh hưởng đến 31 hộ dân và 99 nhân khẩu và làm hai người thiệt mạng.
Ngày 30/3/2022, thông tin từ Công an tỉnh An Giang, vụ hỏa hoạn trên địa bàn TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) đã thiêu rụi nhiều căn nhà cùng nhiều tài sản có giá trị. Đám cháy đã gây thiệt hại 4 căn nhà, trong đó 2 căn bị cháy hoàn toàn, 1 căn thiệt hại 80%, 1 căn thiệt hại 40%. Ngoài ra còn cháy hoàn toàn 1 xe ô tô cùng nhiều xe mô tô khác. Rất may vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người.
Ngày 18-3, UBND xã Thanh Lương (thị xã Bình Long, Bình Phước) đã có báo cáo sơ bộ về vụ cháy 64 kiôt tại chợ Thanh Lương. Vụ cháy may mắn không có thương vong về người nhưng đã thiêu rụi 64 kiôt của 35 tiểu thương (tổng diện tích cháy khoảng 400m2), gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.
Một sự kiện của thập niên 1990 mà nhiều người chưa thể quên đó là vụ cháy chợ Đồng Xuân. Theo trí nhớ của các nhân chứng thì một vụ chập điện đã thiêu rụi toàn bộ khu chợ chỉ sau một đêm và nhiều ngày tiếp theo sau đó, xung quanh chợ, người ta luôn nhìn thấy lũ lượt tiểu thương đến gào khóc như nhà có đám ma. Không ít người ngất lên ngất xuống trong vòng tay của những người xung quanh.
Có rất nhiều vụ cháy nhà lan truyền trong khu dân cư, chợ dân sinh, trung tâm thương mại như vậy đã và đang diễn ra khắp nơi trên toàn quốc. Chúng tôi hi vọng 03 giải pháp đề xuất sau đây có thể góp phần giảm bớt các sự cố như vậy.
Video: Phỏng vấn nạn nhân vụ cháy nhà trên phố Đê La Thành năm 2019
1 – Thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn PCCC đối với nhà ở
Để tránh những sự cố cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản và tính mạng, mỗi người dân cần cố gắng thực hiện nghiêm túc việc giữ an toàn phòng cháy và chữa cháy cho chính ngôi nhà của mình. Cục cảnh sát PCCC & CNCH và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên cả nước đều có văn bản hướng dẫn người dân trên địa bàn về nội dung này. Có thể tóm tắt như sau:
1. Có trách nhiệm tìm hiểu các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ động liên hệ, phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được hướng dẫn và tổ chức thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, địa phương tổ chức; tham gia phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
2. Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những nguyên nhân, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình; tự giả định tình huống, có phương án xử lý khi có sự cố về cháy, nổ xảy ra và phổ biến cho thành viên trong gia đình, người làm việc tại cơ sở để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra; tự trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ, thực hiện tốt công tác kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng đảm bảo các phương tiện này luôn hoạt động tốt; phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
3. Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người lao động và mọi người xung quanh thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
4. Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung hướng dẫn cụ thể, bạn đọc có thể xem chi tiết trong văn bản đã ban hành của UBND từng tỉnh/thành phố được trình bày ở phần phía dưới bài viết này.
2 – Kết nối mạng truyền tin báo cháy trong khu dân cư và chợ dân sinh
Việc trang bị đầy đủ phương tiện PCCC trong nhà chúng ta có thể trở nên vô nghĩa nếu ngôi nhà sát vách luôn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn. Chính vì vậy, nếu các ngôi nhà cùng một dãy phố hoặc cùng trong khu dân cư được trang bị hệ thống truyền tin báo cháy sẽ là một giải pháp hữu ích. Khi một nhà không may xảy ra cháy, mọi người trong khu phố sẽ được thông báo kịp thời để sơ tán con người và tài sản, đồng thời có thể giúp ứng cứu – giập tắt đám cháy nhanh hơn.
Những năm trước đây, việc kết nối các hệ thống báo cháy trong cùng một khu phố hay cả một thành phố vào thành mạng lưới gặp khó khăn do rào cản về công nghệ và điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0, điều này đã trở nên khả thi cả về công nghệ lẫn khả năng chi trả. Một thiết bị kết nối mạng truyền tin báo cháy có giá trên thị trường chỉ vài triệu đồng, có thể hoạt động ổn định và truyền tin bằng sóng radio, bằng SIM điện thoại 3G hoặc bằng kết nối internet qua wifi và mạng LAN.
>>>> Tham khảo thông tin về Thiết bị truyền tin báo cháy kết nối mạng <<<<
Nếu mỗi người dân đều tự trang bị thiết bị này và kết nối với mạng báo cháy cục bộ trong khu vực, lực lượng dân phòng, lực lượng cảnh sát khu vực, công an phường/xã và tổ dân phố có thể tiếp nhận thông tin nhanh nhất. Và người dân có thể yên tâm ngay cả khi họ không có mặt ở nhà khi xảy ra hỏa hoạn.
03 – Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy
Để nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan quản lý nhà nước về PCCC cần phải tăng cường tổ chức hội nghị tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy cho các đối tượng là hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở kinh doanh có điều kiện; đồng thời tổ chức diễn tập cứu nạn cứu hộ tại các khu dân cư, khu chợ …
Chính quyền các địa phương cũng cần quyết liệt hơn trong việc kiểm tra và trang bị thêm các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại các khu chợ, bảo vệ tính mạng và tài sản của tiểu thương có sạp hàng, ki ốt trong chợ.
Thêm vào đó, cần có chế tài xử phạt cụ thể và mạnh mẽ để nâng cao ý thức của người dân về việc trang bị thiết bị báo cháy, chữa cháy và an toàn PCCC trong nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nếu để xảy ra cháy tại nhà của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật, các Cơ quan tố tụng sẽ làm rõ nguyên nhân cháy dẫn tới hậu quả thiệt hại về người và / hoặc tài sản. Trên cơ sở kết luận giám định của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân cháy sẽ là căn cứ xử lý theo quy định pháp luật. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố điều tra và xử lý người nào có hành vi phạm tội.
Trường hợp nguyên nhân cháy là do lỗi vô ý, bất cẩn của cá nhân trong sinh hoạt là nguyên nhân trực tiếp phát sinh hỏa hoạn gây hậu quả thiệt hại về tính mạng, tài sản có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Trường hợp nguyên nhân cháy là hành vi cố ý phóng hỏa đốt nhà gây hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội giết người và Tội hủy hoại tài sản. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 123 và Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.
Nội dung quyết định của UBND các tỉnh/thành phố
Danh sách các tỉnh/thành phố đã ban hành Quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ xen cài trong khu dân cư; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà cho thuê trọ … Các bạn click vào tên tỉnh trong bảng dưới đây để tải về văn bản đầy đủ.
1 An Giang | 23 Hà Nam | 44 Phú Thọ |
2 Bà Rịa-Vũng Tàu | 24 Hà Nội (TP) | 45 Phú Yên |
3 Bạc Liêu | 46 Quảng Bình | |
4 Bắc Kạn | 25 Hà Tĩnh | 47 Quảng Nam |
5 Bắc Giang | 26 Hải Dương | 48 Quảng Ngãi |
6 Bắc Ninh | 27 Hải Phòng (TP) | 49 Quảng Ninh |
7 Bến Tre | 28 Hòa Bình | 50 Quảng Trị |
8 Bình Dương | 29 Hồ Chí Minh (TP) | 51 Sóc Trăng |
9 Bình Định | 30 Hậu Giang | 52 Sơn La |
10 Bình Phước | 31 Hưng Yên | 53 Tây Ninh |
11 Bình Thuận | 32 Khánh Hòa | 54 Thái Bình |
12 Cà Mau | 33 Kiên Giang | 55 Thái Nguyên |
13 Cao Bằng | 34 Kon Tum | 56 Thanh Hóa |
14 Cần Thơ (TP) | 35 Lai Châu | 57 Thừa Thiên – Huế |
15 Đà Nẵng (TP) | 36 Lào Cai | 58 Tiền Giang |
16 Đắk Lắk | 37 Lạng Sơn | 59 Trà Vinh |
17 Đắk Nông | 38 Lâm Đồng | 60 Tuyên Quang |
18 Điện Biên | 39 Long An | 61 Vĩnh Long |
19 Đồng Nai | 40 Nam Định | 62 Vĩnh Phúc |
20 Đồng Tháp | 41 Nghệ An | 63 Yên Bái |
21 Gia Lai | 42 Ninh Bình | |
22 Hà Giang | 43 Ninh Thuận |
Những phương tiện PCCC cần trang bị trong nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh
- Bình chữa cháy xách tay
- Thiết bị báo cháy cục bộ / hệ thống báo cháy tự động
- Dụng cụ phá dỡ
- Phương tiện thoát nạn
- Phương tiện sơ cấp cứu
>>> Tìm hiểu về phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong nhà ở <<<<
Những bài viết liên quan cùng chủ đề
- Catalog bình chữa cháy Tomoken
- Catalog thiết bị báo cháy cục bộ FireSmart cho nhà ở kết hợp
- Báo cháy không dây – lắp cho gia đình và cửa hàng
- Phương tiện chữa cháy cho hộ gia đình – nhà ở kết hợp kinh doanh
- Danh mục hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC